Loét dạ dày

21 June, 2024

BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Bệnh loét dạ dày tá tràng là tình trạng vết loét gây đau hình thành ở niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu tiên của ruột non (tá tràng). Thông thường, một lớp chất nhầy dày bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của dịch tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều tác nhân có thể làm giảm lớp bảo vệ này, khiến cho dịch axit dạ dày làm tổn thương mô.

NHỮNG AI DỄ MẮC PHẢI VIÊM LOÉT DẠ DÀY?

Thống kê cho thấy cứ 10 người thì có một người mắc phải. Các yếu tố nguy cơ khiến vết loét dễ xảy ra hơn bao gồm:

  • Thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), một nhóm thuốc giảm đau phổ biến bao gồm ibuprofen.
  • Tiền sử gia đình bị loét dạ dày.
  • Mắc một số bệnh như bệnh gan, thận hoặc phổi.
  • Thường xuyên uống rượu bia.
  • Hút thuốc.

ĐIỀU GÌ GÂY RA LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG?

Mọi người từng nghĩ rằng căng thẳng hoặc một số loại thực phẩm có thể gây loét. Nhưng các nghiên cứu đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào để hỗ trợ những lý thuyết đó. Thay vào đó, các nghiên cứu đã tiết lộ hai nguyên nhân chính gây loét:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
  • Thuốc giảm đau NSAID.

VI KHUẨN H.PYLORI

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) gây loét dạ dày bằng cách tấn công niêm mạc dạ dày, làm tổn thương các tế bào và dẫn đến viêm nhiễm. Vi khuẩn này có khả năng sản xuất một loại enzyme gọi là urease, giúp nó sống sót trong môi trường axit của dạ dày. Enzyme urease chuyển đổi urea thành amoniac, giúp tạo ra môi trường kiềm hơn, thích hợp cho sự sinh sống và phát triển của H. pylori. Tuy nhiên, không phải ai mắc phải cũng đều bị loét dạ dày mà chỉ 10% đến 15% người nhiễm H. pylori cuối cùng bị loét.

THUỐC GIẢM ĐAU

Một nguyên nhân chính khác của bệnh loét dạ dày tá tràng là do sử dụng NSAID, một nhóm thuốc dùng để giảm đau. NSAIDS có thể bào mòn lớp chất nhầy trong đường tiêu hóa. Những loại thuốc này có khả năng gây loét dạ dày hình thành:

  • Aspirin.
  • Naproxen.
  • Ibuprofen.
  • Thuốc NSAID theo toa.
  • Acetaminophen.

Không phải ai dùng NSAID cũng bị loét. Việc sử dụng NSAID cùng với nhiễm trùng H. pylori có khả năng gây loét dạ dày cao nhất. Những người nhiễm H. pylori và thường xuyên sử dụng NSAID có nhiều khả năng bị tổn thương lớp chất nhầy hơn và tổn thương của chúng có thể nghiêm trọng hơn. Hình thành vết loét do sử dụng NSAID cũng tăng lên nếu:

  • Dùng NSAID liều cao.
  • Từ 70 tuổi trở lên.
  • Là nữ.
  • Sử dụng corticosteroid kết hợp với dùng NSAID.
  • Sử dụng NSAIDS liên tục trong thời gian dài.
  • Có tiền sử bệnh loét.

NGUYÊN NHÂN HIẾM GẶP

Không thường xuyên, các tình huống khác gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng như:

  • Bị ốm nặng do nhiễm trùng hoặc nhiều bệnh đồng mắc.
  • Đang phẫu thuật.
  • Dùng các loại thuốc khác, chẳng hạn như steroid.
  • Bệnh loét dạ dày cũng có thể xảy ra nếu bạn mắc một tình trạng hiếm gặp gọi là hội chứng Zollinger-Ellison. Tình trạng này hình thành một khối u tế bào sản xuất axit trong đường tiêu hóa. Những khối u này có thể là ung thư hoặc không ung thư. Các tế bào tạo ra lượng axit quá mức gây tổn thương mô dạ dày.

CÀ PHÊ VÀ THỨC ĂN CAY CÓ THỂ GÂY LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG?

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng cà phê và thức ăn cay có thể gây loét. Trước đây, bạn có thể đã nghe nói rằng những người bị loét nên ăn một chế độ ăn nhạt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thưởng thức bất kỳ loại thực phẩm nào miễn là chúng không làm cho các triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG LÀ GÌ?

Một số người bị loét không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng các dấu hiệu của vết loét có thể bao gồm:

  • Đau cồn cào hoặc nóng rát ở giữa hoặc trên dạ dày giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.
  • Cơn đau tạm thời biến mất nếu ăn nhẹ đó hoặc uống thuốc kháng axit.
  • Đầy hơi.
  • Ợ chua.
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Phân sẫm màu hoặc đen (do chảy máu).
  • Nôn mửa.
  • Tụt cân.
  • Đau dữ dội ở giữa đến bụng trên.

LOÉT ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?

Bác sĩ có thể chẩn đoán chỉ bằng cách hỏi về các triệu chứng kết hợp với các phương pháp thăm dò chức năng. Nếu bạn bị loét và không dùng NSAID, nguyên nhân có thể là do nhiễm H. pylori. Để xác nhận chẩn đoán, bạn sẽ cần thực hiện một trong các thủ thuật sau:

  • Nội soi
  • Xét nghiệm H. Pylori
  • Chụp X-quang tiêu hóa có cản quang.

VẾT LOÉT CÓ TỰ LÀNH KHÔNG?

Mặc dù vết loét đôi khi có thể tự lành nhưng bạn không nên bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Nếu không được điều trị đúng cách, vết loét có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Chảy máu.
  • Thủng dạ dày.
  • Tắc nghẽn do sẹo từ dạ dày đến ruột non.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG?

Nếu vết loét bị chảy máu, bác sĩ có thể điều trị vết loét trong quá trình nội soi bằng cách tiêm thuốc vào vết loét. Bác sĩ cũng có thể sử dụng kẹp hoặc đốt để bịt vết loét và cầm máu.

Đối với hầu hết các trường hợp, bác sĩ điều trị loét bằng thuốc, bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Những loại thuốc này làm giảm axit, giúp vết loét mau lành.
  • Thuốc ức chế thụ thể histamin (thuốc chẹn H2): Những loại thuốc này cũng làm giảm sản xuất axit.
  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này tiêu diệt vi khuẩn. Các bác sĩ sử dụng chúng để điều trị H. pylori .
  • Thuốc bảo vệ: Những loại thuốc này bao phủ vết loét trong một lớp bảo vệ để ngăn ngừa tổn thương thêm từ axit và enzym tiêu hóa.

LÀM THẾ NÀO CÓ THỂ NGĂN NGỪA LOÉT?

Có thể ngăn ngừa loét hình thành nếu:

  • Nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn thay thế cho thuốc NSAID (như acetaminophen) để giảm đau.
  • Trao đổi về các biện pháp bảo vệ với bác sĩ nếu bạn không thể ngừng dùng NSAID.
  • Chọn liều NSAID thấp nhất có hiệu quả và uống cùng bữa ăn.
  • Bỏ hút thuốc.
  • Hạn chế uống rượu.

LOÉT CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Đối với hầu hết mọi người, điều trị nhắm vào nguyên nhân cơ bản (thường là nhiễm vi khuẩn H. pylori hoặc sử dụng NSAID) có hiệu quả trong việc loại bỏ bệnh loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, vết loét có thể tái phát, đặc biệt nếu H. pylori không được điều trị dứt điểm hoặc bạn tiếp tục hút thuốc hoặc sử dụng NSAID.

MẤT BAO LÂU ĐỂ VẾT LOÉT LÀNH LẠI?

Thông thường phải mất vài tuần điều trị để vết loét lành lại.

UỐNG SỮA CÓ GIÚP CHỮA LOÉT KHÔNG?

Không. Sữa có thể tạm thời làm dịu cơn đau do loét vì nó bao phủ niêm mạc dạ dày. Nhưng sữa cũng khiến dạ dày tiết ra nhiều axit và dịch tiêu hóa, có thể làm cho vết loét nặng hơn.

UỐNG THUỐC KHÁNG AXIT CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Thuốc kháng axit làm giảm tạm thời các triệu chứng loét. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc được kê đơn. Tham vấn với bác sĩ để tìm hiểu xem thuốc kháng axit có an toàn khi dùng trong khi điều trị hay không.

NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ?

Không có loại thực phẩm nào được chứng minh là có tác động tiêu cực hoặc tích cực đến vết loét. Tuy nhiên, ăn một chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và ngủ đủ giấc sẽ tốt cho sức khỏe tổng thể.

TỔNG KẾT

Trái ngược với niềm tin phổ biến, loét không phải do căng thẳng hoặc thực phẩm bạn ăn. Hầu hết các trường hợp bị loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn hoặc do sử dụng một số loại thuốc.

Trong trường hợp có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh loét dạ dày tá tràng, thì điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình là thăm khám với bác sĩ để được cung cấp lời khuyên điều trị phù hợp. Điều trị đúng cách có thể chữa lành vết loét trong vài tuần.

Để biết thêm thôn g tin chi tiết, Quý khách có thể liên hệ:

  • Hotline 1900 6765
  • Gửi email đến: info@hanhphuchospital.com
  • Đặt lịch online: https://www.hanhphuchospital.com/make-appointment/
  • Hoặc đến trực tiếp: 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐇𝐚̣𝐧𝐡 𝐏𝐡𝐮́𝐜. Địa chỉ: Số 18 Đại Lộ Bình Dương, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.